• Hotline: 0886 024 628
  • 7 ngày miễn phí trả hàng
  • Cam Kết Chính Hãng 100%

  • Hỗ trợ phí ship theo giá trị đơn hàng

Những điều mẹ cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản sữa sau khi pha

01/03/2020

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển an toàn và toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà mẹ không thể đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu về dinh dưỡng cho bé. Khi đó các mẹ sẽ tìm đến sữa công thức. Đây chính là giải pháp hoàn hảo nhất đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Nhưng không phải mẹ bỉm sữa nào cũng hiểu rõ về sữa công thức. Có rất nhiều mẹ thắc mắc rằng sữa công thức có thể để được bao lâu hay làm thế nào để bảo quản sữa đúng cách. Vậy để Le bébé giúp các mẹ giải đáp những vấn đề trên qua bài viết này nhé.

Sữa công thức là gì?

Sữa công thức hay còn được gọi là sữa bột cho trẻ em, bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi khác nhau của trẻ. Trong sữa công thức có chứa nhiều dưỡng chất, được mô phỏng giống với sữa mẹ giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cũng như thay thế một phần hoặc hoàn toàn sữa mẹ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức cho các mẹ lựa chọn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa công thức cho các mẹ lựa chọn

Để giúp trẻ có thể phát triển toàn diện, cả về cân nặng, trí não, thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, tăng trưởng chiều cao… Các loại sữa công thức có mặt trên thị trường hiện nay đều được bổ sung khá nhiều dưỡng chất khác nhau. Đó là đạm, vitamin, chất béo, các khoáng chất chất thiết cùng DHA, ARA….

Xem thêm: Sữa công thức

Sữa bột pha sẵn có thể sử dụng được bao lâu?

Về việc sữa bột để được bao lâu, câu trả lời của các chuyên gia dinh dưỡng là thời gian sử dụng sữa công thức pha sẵn tối đa là 2 giờ. Lượng sữa dư còn lại mẹ cần đổ đi, tránh giữ lại cho cữ sữa sau. Bởi sữa mà trẻ đã ăn có dính nước bọt của trẻ, sữa có thể đã bị nhiễm vi khuẩn và không còn sạch nữa, bảo quản sữa có thể bị hư. Không cho trẻ sử dụng lại sữa thừa của cữ trước quá 2 giờ để tránh việc bị nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono có thể gây ra bệnh rất nguy hiểm như viêm màng não hay nhiễm trùng máu…

Pha sữa ở nhiệt độ nào là thích hợp?

Pha sữa ở nhiệt độ nào thì thích hợp?

Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa bột khi pha với nước nóng ở nhiệt độ cao 60 – 80 độ C sẽ làm hao hụt thành phần dinh dưỡng từ sữa.

Một số loại sữa hòa tan ở 70 độ C, nhưng cũng có loại chỉ cần nước ở 50 độ C là đã hòa tan hoàn toàn. Do đó các mẹ nên chú ý khi lựa chọn sữa cũng như nhiệt độ nước khi pha sữa, xem kỹ hướng dẫn trên bao bì.

Cách bảo quản sữa sau khi pha

Bảo quản sữa ở tủ lạnh

Trong nhiều trường hợp mẹ gặp phải các tình huống không thể cho bé bú sữa sau khi pha mẹ nên để sữa ngay vào tủ lạnh. Ngược lại sữa thừa của bé đã bú thì không nên bảo quản. Sữa công thức sau khi pha để trong tủ lạnh có thể giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn ảnh hưởng tới chất lượng của sữa. Vì ở nhiệt độ thấp các vi khuẩn phát triển chậm hơn rất nhiều, do đó bảo quản sữa trong tủ lạnh tối đa 24 giờ. Nếu phải mang sữa pha sẵn ra bên ngoài thì các mẹ có thể sử dụng túi trữ có đá lạnh bên trong như vậy có thể bảo quản sữa trong 4 giờ.

Cách hâm lại sữa sau khi lấy ra từ tủ lạnh

Sau khi lấy sữa ra khỏi tủ lạnh, mẹ nên để sữa trong nhiệt độ phòng trong một thời gian để sữa trở về nhiệt độ bình thường là đã có thể cho bé sử dụng. Nếu muốn nhanh mẹ cũng có thể làm ấm trong bình nước nóng ở nhiệt độ 70 độ C. Tránh hâm sữa ở nước sôi, ngoài ra mẹ có thể hâm sữa bằng thiết bị chuyên dụng hiện nay.

Không nên dùng lò vi sóng để hâm lại sữa

Không nên dùng lò vi sóng để hâm lại sữa

Các mẹ nên lưu ý rằng:

- Không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa sôi trên bếp. Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng dinh dưỡng của sữa mẹ. 

- Sau 2 tiếng mẹ hâm sữa mẹ không nên sử dụng lại cho bé.

Xem thêm: Lưu ý cho mẹ khi hâm lại sữa cho bé - Bí quyết chăm sóc con yêu

Trên đây là những lưu ý cho mẹ về cách sử dụng và bảo quản sữa sau khi pha. Mong rằng bài viết mang lại cho mẹ những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc bé. Hãy để Lebebee đồng hành cùng các mẹ trong việc chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất nhé!