• Hotline: 0886 024 628
  • 7 ngày miễn phí trả hàng
  • Cam Kết Chính Hãng 100%

  • Hỗ trợ phí ship theo giá trị đơn hàng

Trẻ sơ sinh có cần được mẹ chăm sóc răng miệng thường xuyên?

03/03/2020

Ngay từ khi mới sinh, mẹ cũng nên chăm sóc răng miệng cho bé, nhất là sau bú và trước khi đi ngủ. Điều này có ích cho việc mọc răng, giúp bé quen với việc thường xuyên làm vệ sinh răng miệng. Vệ sinh răng miệng rất quan trọng với trẻ sơ sinh mới chào đời vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ răng miệng của bé sau này. Bài viết này, Lebebee sẽ giúp bạn tìm hiểu về việc chăm sóc răng miệng cho bé sơ sinh.

Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

1. Tại sao mẹ nên chăm sóc những chiếc răng đầu tiên của bé?

Bạn nghĩ rằng việc chăm sóc răng sữa là không cần thiết vì sớm hay muộn những chiếc răng này cũng sẽ rụng và mọc răng khác. Đây là một suy nghĩ không đúng vì những chiếc răng sữa rất quan trọng đối với bé. Răng sữa sẽ giúp bé nhai thức ăn và giúp bé nói chuyện. Nếu bạn không chăm sóc răng miệng cho bé, bé dễ bị sâu răng.

Nếu không chăm sóc răng miệng cho bé, bé sẽ có thể bị sâu răng

Nếu không chăm sóc răng miệng cho bé, bé sẽ có thể bị sâu răng

2. Tại sao cần vệ sinh cả lưỡi cho bé?

Vệ sinh lưỡi cho bé để tránh những vi khuẩn gây hại

Vệ sinh lưỡi cho bé để tránh những vi khuẩn gây hại

  • Để làm sạch hoàn toàn miệng, việc vệ sinh lưỡi sạch sẽ là cần thiết bởi mặt lưỡi chứa rất nhiều vi sinh vật. Lưỡi sạch có thể làm giảm số lượng những sinh vật trong miệng, giúp trẻ cảm nhận được hương vị tốt hơn.
  • Lưỡi sạch sẽ vô cùng quan trọng trong việc làm giảm hơi thở khó chịu và giảm bệnh nhiễm trùng ở vùng miệng cho bé.
  • Bạn có thể nghi ngờ bệnh nấm lưỡi khi bé bắt đầu khóc khi bú hoặc bú bình, bú núm vú. Nấm có thể lây từ bé sang bạn hoặc ngược lại, do đó, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe của mình thường xuyên.

3. Làm sạch lưỡi cho bé đúng cách như thế nào?

Mẹ cần vệ sinh lưỡi cho bé đúng cách

Mẹ cần vệ sinh lưỡi cho bé đúng cách - Sản phẩm vệ sinh cho bé TẠI ĐÂY

Bước 1: Đầu tiên bạn cần làm là rửa tay thật sạch và đổ nước ấm vào một bát sạch nhỏ. Hãy chắc chắn rằng nước không quá nóng, vì nước nóng sẽ làm cho lưỡi của bé bị bỏng, sẽ làm tổn thương hoặc bé sẽ gặp khó khăn khi ăn.

Bước 2: Quấn vải (khăn) xung tay ngón trỏ của bạn, nhúng vào nước ấm trong bát. Có thể giữ bé cố định bằng nhiều cách nhưng bế bé với một cánh tay trong khi vệ sinh lưỡi cho bé là cách đơn giản và an toàn hơn cả. Một tay bế bé, tay còn lại, bạn đặt ngón tay lên môi dưới của bé để khuyến khích bé mở miệng.

Bước 3: Khi bé mở miệng, bạn dùng ngón tay trỏ đã quấn khăn, cọ xát lưỡi trẻ nhẹ nhàng theo hình tròn để loại bỏ những mảng trắng.

Lưu ý: Nếu những cặn trắng trở nên “cứng đầu” không chịu đi, bạn hãy lấy kem đánh răng không có flour, loại kem đánh răng dành cho bé cho lên khăn và lại chà lên mặt lưỡi của bé với thao tác nhanh và dùng khăn ẩm lau đi ngay không để bé nuốt phải kem đánh răng.

Bước 4: Sau khi làm sạch lưỡi, di chuyển ngón tay của bạn xung quanh miệng của bé và mát xa nhẹ nhàng hàm răng, lợi cũng như vòm má, vùng dưới lưỡi cho bé.

4. Chăm sóc răng cho bé đúng cách như thế nào?

Khi bé bắt đầu mọc răng mẹ cũng nên chăm sóc cẩn thận răng miệng cho bé

Khi bé bắt đầu mọc răng mẹ cũng nên chăm sóc cẩn thận răng miệng cho bé

  • Mẹ nên giúp bé tạo thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn và đặc biệt là trước khi ngủ. 
  • Khi bé bắt đầu mọc răng, mẹ nên cho bé dùng bàn chải đánh răng, những chiếc bàn chải được thiết kế đặc biệt cho bé. Những chiếc bàn chải này thường có đầu nhỏ tròn, lông mềm và tay cầm phù hợp với bàn tay của bé.
  • Để đảm bảo việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ khi trẻ được 6 tháng tuổi để khám sức khỏe răng miệng, kiểm tra để phát hiện các dạng sâu răng đặc biệt do cách cho trẻ ăn (hoặc do bú bình) và kịp thời có biện pháp phòng ngừa sâu răng. Mẹ không nên chờ đến khi trẻ bị sâu răng hoặc đau răng mới đưa trẻ đến gặp nha sĩ.
  • Khi trẻ bắt đầu mọc răng, đây cũng là lúc vi khuẩn gây bệnh răng miệng dễ lây truyền từ răng này qua răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác, ví dụ như truyền từ mẹ cho bé thông qua việc hôn, nếm thức ăn, hay mút núm vú giả trước khi cho trẻ bú. Do đó, để đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé, cha mẹ lưu ý tránh hôn trẻ, đặc biệt là hôn vùng miệng.
  • Mẹ cần chải răng thật kỹ và có chế độ ăn hạn chế lượng đường để làm giảm lượng vi khuẩn gây sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Để loại trừ lây nhiễm, không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ, cũng không nên cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người thân trong nhà bị sâu răng, tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng.

5. Bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé

Bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé là điều quan trọng

Bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé là điều quan trọng

  • Không nên cho bé nằm uống sữa vì khi răng đang mọc, bé sẽ có thói quen ngậm chặt núm bình. Răng ngâm trong sữa lâu, dễ bị biến dạng và làm hỏng men răng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và dễ gây sâu răng.
  • Đừng cho bé ăn những món chứa quá nhiều đường, đặc biệt là những sản phẩm có chứa đường hóa học. Hạn chế cho bé ăn những món ngọt trước bữa ăn. Không nên cho bé ăn những món ngọt quá 4 lần một ngày.
  • Không nên cho bé mút đầu ngón tay hoặc ngậm ti giả, sẽ khiến răng mọc không đều và không thẳng hàng.
  • Không nên cho bé nhai một bên, sẽ khiến bé bị lệch hàm, gây mất cân đối của khuôn mặt.
  • Cho bé ăn thức ăn có độ cứng phù hợp với sự phát triển của răng để răng bé phát triển toàn diện hơn.

Xem thêm: Sữa công thức cho bé giúp bé phát triển tốt

Trên đây là những kiến thức cho mẹ về sức khỏe răng miệng của trẻ. Mong rằng mẹ có những thông tin hữu ích hơn từ bài viết này. Hãy để Lebebee đồng hành bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé!