Tắm cho trẻ sơ sinh vốn không phải là chuyện dễ dàng, nhất là với những ai lần đầu làm bố mẹ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Cơ thể bé sơ sinh rất non nớt và yếu ớt vì vậy bố mẹ cần phải rất cẩn thận trong việc tắm cho trẻ. Bài viết này, Lebebee sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu về những lưu ý trong quá trình tắm cho bé.
Bố mẹ cần lưu ý nhiều vấn đề khi tắm cho bé sơ sinh
Tuyệt đối không để trẻ một mình
Mọi tình huống đều có thể xảy ra khi mẹ tự chấn an mình bằng suy nghĩ chỉ một phút thôi chắc không sao đâu. Mẹ rời khỏi phòng tắm con có thể cựa mình trượt ngã trong không đến 1 giây… Có rất nhiều tình huống có thể xảy ra khi mẹ rời tay khỏi con dù chỉ một 1 giây khi tắm. Ở tuổi đó con chưa thể nói thậm chí chưa ý thức được nguy hiểm xung quanh, an toàn của con lúc này hoàn toàn nằm trong lòng tay mẹ.
Tránh nhiễm trùng cuống rốn của bé
Khi trẻ sơ sinh chào đời, phần cuống rốn vẫn còn gắn với cơ thể. Nhiều mẹ cảm thấy lúng túng và chẳng biết phải làm thế nào với nó khi tắm cho bé. Trong khi đó, bộ phận này lại rất bị viêm tấy, nhiễm trùng nếu không được chăm sóc tốt.
Thông thường, sau khoảng 3 tuần, cuống rốn của bé sẽ rụng. Trong khoảng thời gian này, mẹ không cần phải đặt cả người em bé vào thau tắm để làm ướt hết phần rốn. Trong khi tắm cho bé, mẹ nên rửa sạch cuống rốn và lau sạch khu vực xung quanh cuống rốn bằng nước ấm để hạn chế bụi bẩn tích tụ, đồng thời phải giữ cuống rốn luôn trong tình trạng khô ráo để tránh viêm nhiễm.
Chưa cần thiết phải tắm cho bé hàng ngày
Không giống như người lớn, việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày là điều không cần thiết. Thực tế, các bé chỉ cần mẹ tắm khoảng 2-3 lần/ tuần, và thường xuyên được lau người hàng ngày là đủ. Việc tắm cho bé quá nhiều ngược lại sẽ làm trôi mất lớp bảo vệ tự nhiên trên da.
Bé còn nhỏ nên chưa cần thiết ngày nào cũng phải tắm
Bố mẹ cần vững tay khi tắm cho bé
Khi tắm bé vì nhiều bố mẹ sợ làm con đau sẽ hời hợt khi đỡ trẻ, con chỉ cần dãy nhẹ đã có thẻ tuột khỏi tay bố mẹ rơi vào chậu nước. Khi đặt bé vào chậu tắm bố mẹ lưu ý một tay đỡ chắc cổ, một tay đỡ dưới mông. Khi đặt mông bé xuống đáy chậu mà bé không quấy khóc dãy dụa thì mới vớt nước tắm bé. Tay đỡ cổ lúc nào cũng phải ôm chắc không để đỡ đầu và vai con trên mực nước quy định.
Xem thêm: Sản phẩm giúp mẹ chăm sóc cơ thể bé
Lưu ý nhiệt độ nước khi tắm cho bé
Nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể gây hại cho làn da non nớt của bé. Nhiệt độ tắm thích hợp cho trẻ sơ sinh khoảng 36 - 37 độ. Mẹ không cần dùng nhiệt kế để kiểm tra, mà có thể dùng khủy tay của mình để thử xem nhiệt độ nước có thích hợp hay chưa. Trước khi đặt bé vào thau tắm, mẹ phải chắc chắn nước phải đủ ấm, không quá nóng và cũng không quá lạnh.
Bố mẹ cần cẩn thận thử nhiệt độ của nước trước khi cho bé tắm
Chọn thời gian cố định để tắm cho bé
Thông thường nên tắm vào buổi chiều tối trước khi bé đi ngủ vì các nghiên cứu ra chỉ ra rằng tắm có thể giúp cơ thể thư giãn thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Sau khi tắm nên tắt bớt đèn, giảm tiếng ồn và các hoạt động khác để bé nhận ra đã đến thời gian ngủ.Tuy nhiên, bố mẹ không nên tắm cho bé khi bé đang đói, gắt gỏng hoặc có vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, có thể vệ sinh cơ thể cho trẻ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày mà bố mẹ cho là thích hợp và thuận tiện.
Một số sản phẩm vệ sinh cho bé TẠI ĐÂY
Bé khóc khi đang tắm
Trong trường hợp đang tắm cho bé mà bé khóc lúc này bố mẹ nên bình tĩnh. Nhanh chóng làm sạch xà phòng còn sót lại hoặc rửa sơ qua những bộ phận cần thiết, sau đó quấn bé trong một chiếc khăn. Chỉ dùng khăn vỗ nhẹ khắp cơ thể bé và đảm bảo cả người khô hoàn toàn, nhất là những vùng kẽ hoặc có ngấn. Bố mẹ nên đợi một vài ngày sau rồi mới thử cho bé tắm lại, trong thời gian này thì sử dụng khăn ẩm để lau mặt, cổ và khu vực quấn tã của bé.
Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc bé khỏe mạnh
Mong rằng những thông tin trên đây hữu ích cho bố mẹ khi tìm hiểu về cách tắm cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hãy để Lebebee đồng hành cùng bố mẹ trong việc chăm sóc bé khỏe mạnh nhé!