Trong giai đoạn trẻ còn nhỏ rất dễ mắc những bệnh thông thường như cảm, sốt, tiêu chảy… đặc biệt là cảm lạnh và cảm cúm. Rất nhiều bố mẹ nghĩ rằng cảm lạnh và cảm cúm giống nhau, tuy nhiên thì hai loại cảm này khác nhau. Bài viết dưới đây, Lebebee sẽ cung cấp thêm cho bố mẹ thông tin về hai loại cảm này.
Chứng cảm lạnh ở trẻ em
Cảm lạnh là triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ em nói chung thường dễ bị cảm lạnh hơn so với người lớn.Trung bình trẻ có thể bị cảm lạnh từ 5-10 lần mỗi năm, mỗi lần kéo dài khoảng 10 ngày.
Cảm lạnh là một bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ
Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các chủng Rhinovirus, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác khác nhau. Các loại virus khác cũng gây cảm lạnh có thể kể đến là: Enterovirus, Coronavirus...
Với bệnh cảm lạnh thông thường, chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Người bệnh thường sẽ ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh. Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày.
Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc bé phát triển khỏe mạnh
Cảm cúm ở trẻ em
Cúm (tên tiếng anh là Influenza hay Flu, cúm mùa: Seasonal influenza) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra.
Cảm cúm ở trẻ em cũng có thể nghiêm trọng nếu không điều trị sớm
Triệu chứng điển hình ở trẻ mắc bệnh cúm:
- Sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi.
- Viêm họng.
- Ho khan.
- Đau đầu.
- Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể.
- Mệt mỏi và suy nhược.
Hội chứng đau là một dấu hiệu khá nổi bật của cúm, giúp phân biệt với cảm lạnh thông thường. Trẻ em bị cúm thường bị đau đầu, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường chỉ thể hiện ra là quấy khóc, kích thích nhiều.
Điều trị cảm lạnh và cảm cúm
Đây là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Cần điều trị biến chứng nếu không may có biến chứng xảy ra.
Bố mẹ nên tìm hiểu cẩn thận cách chăm sóc trẻ bị khi cảm
- Cung cấp nước cho trẻ: thông qua nước uống trực tiếp, sữa, đồ ăn lỏng như cháo, soup.
- Hạ sốt: paracetamol, ibuprofen (phải được bác sĩ cho phép), không được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ.
- Vệ sinh mũi: rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý (0.9 %), hoặc xịt vệ sinh mũi bằng nước muối biển sâu.
- Giảm ho: có thể dùng siro ho thảo dược hoặc một số bài thuốc dân gian: tắc chưng đường phèn, mật ong, chanh đào ngâm mật ong,...
- Không cần dùng kháng sinh nếu không có bội nhiễm
- Đưa trẻ đi khám để được sự tư vấn từ bác sĩ
Phòng bệnh cảm lạnh và cảm cúm cho trẻ như thế nào?
Bố mẹ cần nâng cao sức đề kháng bằng dinh dưỡng, cho trẻ uống đủ nước bao gồm: sữa, nước lọc, nước trái cây, cháo, soup.
Giữ vệ sinh cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc phòng bệnh. Do vậy, bố mẹ cần rửa tay cho mình khi chăm sóc trẻ, rửa tay cho trẻ sạch sẽ. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để ngừa bệnh. Cần rửa tay thường xuyên bằng xà bông, đặc biệt trước khi ăn.
Vệ sinh sạch sẽ cho bé để phòng bệnh
Thường xuyên cọ rửa sàn nhà, đồ chơi, vệ sinh núm vú giả. giáo dục trẻ không ngậm tay hay mút đồ chơi.
Tránh không tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh: sốt, ho, sổ mũi... Trong mùa dịch bệnh, nên hạn chế cho trẻ tới nơi đông người. Đối với người lớn, khi ở nơi đông người về thì cần vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo trước khi tiếp xúc với trẻ.
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ làm tăng khả năng đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật.
Xem thêm: Những điều mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh bị sốt
Mong rằng những thông tin trên đây hữu ích với bố mẹ. Hãy cùng Lebebee chăm sóc sức khỏe bé một cách tốt nhất nhé!