Chăm sóc răng miệng của trẻ đúng cách ngay từ đầu và sau đó dạy cho trẻ biết tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng là việc cần làm của mỗi cha mẹ. Sức khỏe răng miệng có mối liên quan chặt chẽ với sức khỏe tổng quát. Một khi các bệnh răng miệng đã xuất hiện, sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, dinh dưỡng, giao tiếp và thẩm mỹ. Chính vì vậy mẹ cần biết cách chăm sóc răng lợi cho bé một cách tốt nhất ngay từ khi bé còn nhỏ.
Mẹ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé
1. Tác hại của việc sức khỏe răng miệng bé yếu
Khi mắc bệnh răng miệng, miệng trẻ thường bị hôi, ăn uống kém do đó trẻ dễ bị biếng ăn, nặng hơn có thể mất ngủ, gầy sút nhanh nếu kéo dài có khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu mất răng sẽ phát âm không chuẩn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập trong lứa tuổi học sinh.
Các bệnh nhiễm khuẩn ở răng miệng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nhiễm khuẩn ở các bộ phận gần như: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hay gây viêm các cơ quan xa hơn như: tim, thận, khớp.
Bé có thể bị sâu răng vì răng miệng chăm sóc không được tốt
Ngoài ra, khi cơ thể thiếu các yếu tố vi lượng cũng gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng: thiếu vitamin C gây chảy máu lợi do thành mạch yếu, thiếu vitamin D gây rối loạn chuyển hóa xương làm răng mọc chậm, thiếu canxi, flour làm răng yếu dễ bị sâu.
Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, làm tiêu dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng thành lỗ sâu. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường trong thức ăn và thời gian để vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh răng miệng ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến răng miệng ở trẻ
Sự phổ biến của đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp:
Điều kiện sống được nâng cao đồng nghĩa với việc thói quen ăn uống trong những năm gần đây thay đổi nhiều. Nếu trước đây mọi người ăn uống lành mạnh hơn với các loại thức ăn tươi thì hiện nay, đồ hộp, đồ ăn nhanh, nước uống có đường ngày càng phổ biến. Đây chính là một trong những tác nhân gây các bệnh răng miệng ở trẻ em.
Thức ăn chứa nhiều đường:
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về răng hàm mặt thì chính đường dư thừa trong thức ăn và vi khuẩn trong miệng của trẻ là nguyên nhân gây sâu răng. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo thành mảng bám trên răng. Nếu không chải răng kỹ lưỡng mỗi ngày, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tiết ra axit có hại, phá hủy men răng và làm sâu răng, đồng thời lâu ngày sẽ tạo thành vôi răng (cao răng) gây viêm lợi (đỏ, sưng và chảy máu nướu), bệnh nha chu và thậm chí mất răng nếu không được chữa trị kịp thời.
Sự chủ quan trong cách chăm sóc răng miệng:
Một nguyên nhân quan trọng là nhiều bậc phụ huynh chưa ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của chăm sóc răng miệng ở trẻ, với suy nghĩ con còn nhỏ, chưa cần đánh răng hàng ngày. Chính điều này sẽ khiến bé bị các bệnh về răng miệng.
Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé
3. Hướng dẫn mẹ chăm sóc răng miệng cho bé
Có nhiều cách để mẹ chăm sóc răng miệng cho bé hiệu quả
Cho bé làm quen với việc làm sạch miệng trước khi bắt đầu mọc răng:
Khi trẻ còn chưa mọc răng, cha mẹ hãy vệ sinh miệng cho trẻ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi ăn. Dùng một chiếc khăn mềm, ẩm quấn vào đầu ngón tay nhẹ nhàng lau sạch nướu răng của trẻ. Làm hàng ngày để bé có thể học được thói quen tốt này từ cha mẹ và lần sau bé sẽ có ý thức hơn trong việc tự chăm sóc răng miệng.
Có nhiều cha mẹ nghĩ không cần thiết vệ sinh lợi bé khi bé chưa mọc răng nhưng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Mẹ cần vệ sinh thường xuyên để đảm bảo chắc chắn lợi bé không bị viêm nhé.
Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn:
Sau khi ăn cho trẻ uống một ít nước, với trẻ lớn chỉ cho con cách súc miệng. Các loại thức ăn dư thừa sẽ được loại bỏ, răng của bé sẽ được làm sạch chỉ bằng cách rất đơn giản này.
Chải răng đúng cách:
Lấy sạch mảng bám ở răng, xoa nắn lợi nhẹ nhàng, làm sạch khe lợi. Chọn bàn chải vừa miệng, giúp đưa bàn chải vào miệng dễ dàng, lông bàn chải không mềm quá hoặc cứng quá. Chải răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và chải đủ ba mặt răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Chải răng xoay tròn với răng cửa, chếch 45 độ đối với răng hàm trong 3 phút.
Sản phẩm vệ sinh cho bé TẠI ĐÂY
Hạn chế dùng đường:
Đối với mọi lứa tuổi đều không nên ăn nhiều đường. Trẻ em không nên ăn bánh kẹo trước lúc đi ngủ hay trước bữa ăn, không ăn vặt mà nên ăn thành bữa, ăn xong phải súc miệng, đánh răng ngay.
Làm cho men răng trở nên chắc hơn bằng sử dụng flour:
Trẻ từ 6 – 15 tuổi có thể súc miệng với dung dịch muối. Đánh răng bằng thuốc đánh răng có flour.
Khám định kỳ thường xuyên cho trẻ:
Trẻ cần được khám răng 6 tháng 1 lần. Khám răng đều đặn như vậy sẽ giúp phát hiện những răng chớm bị sâu để được điều trị sớm, tránh biến chứng.
Khám định kỳ thường xuyên sức khỏe răng miệng cho trẻ
Trên đây là những kiến thức cho mẹ về sức khỏe răng miệng của trẻ. Mong rằng mẹ có những thông tin hữu ích hơn từ bài viết này. Hãy để Lebebee đồng hành bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé!