Cho trẻ sơ sinh bú bình nhiều ông bố bà mẹ nghĩ là đơn giản, phụ huynh nào cũng có thể làm được. Thế nhưng làm được là một chuyện, làm đúng lại là chuyện khác. Nếu bạn dự định cho con bú bình thì không thể bỏ qua những lưu ý cụ thể về an toàn dưới đây. Hãy đảm bảo rằng, tất cả mọi người thay bạn cho bé bú những lúc bạn vắng nhà đều hiểu và nắm vững những điều này để bé không gặp những tai nạn đáng tiếc khi bú bình. Hãy cùng Le Bébé tìm hiểu về cách cho trẻ bú bình đúng cách nhé!
Những lưu ý khi mẹ cho bé bú bình
1. Lưu ý khi pha sữa bình cho bé
- Rửa sạch tay trước khi pha sữa
- Pha sữa bằng bình sữa đã được vệ sinh, tiệt trùng cẩn thận.
- Pha đúng liều lượng ghi trên vỏ hộp sữa
- Không nên pha sữa bằng nước quá nóng hoặc quá nguội vì sẽ làm sữa bị mất chất dinh dưỡng hoặc vón cục.
- Không nên dùng nước rau củ quả để pha sữa cho bé vì dễ khiến bé bị ngộ độc bởi chất nitrat có trong rau củ.
- Không nên uống sữa chung với thuốc hoặc uống thuốc trước hay sau khi bú sữa.
- Không trộn nhiều loại sữa lại với nhau vì sẽ làm mất đi tính cân đối dinh dưỡng của sữa.
- Sữa sau khi pha không nên để ở nhiệt độ bình thường quá 2 tiếng.
- Sau khi pha sữa vặn cổ bình chặt vừa phải để không khí có thể lưu thông
- Kiểm tra nhiệt độ sữa vừa pha bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay. Nếu cảm nhận sữa có độ ấm vừa phải thì mới bắt đầu cho bé bú.
Rửa tay cẩn thận trước khi pha sữa bình cho bé
Xem thêm: Dòng sữa công thức tốt cho trẻ sơ sinh
2. Mẹ lưu ý khi mua bình sữa cho bé
Bạn cần mua vài cái bình và núm vú, cũng như dụng cụ tiệt trùng. Không có bằng chứng nào về việc loại núm bình này thì tốt hơn loại khác, nhưng một vài bình sữa có hình dạng hoặc cấu trúc đặc biệt khiến chúng khó vệ sinh toàn diện hơn các loại khác. Bình sạch sẽ là cực kỳ quan trọng vì thế những bình sữa có thiết kế đơn giản, dễ rửa và tiệt trùng có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn.
3. Kiểm tra dòng chảy của sữa qua núm ti
Để kiểm tra dòng chảy của sữa qua núm ti, mẹ hãy dốc ngược bình sữa ở nhiệt độ phòng. Sữa nên nhỏ giọt đều đặn. Nếu mẹ lắc mạnh bình sữa mới thấy sữa chảy ra, có thể dòng sữa chảy quá chậm. Em bé có thể đi ngủ trước khi bé có thể uống được.
Nếu bé bú bình, có sữa hơi tràn ra ở khoé miệng bé thì cũng không có gì đáng lo ngại mẹ nhé. Khi bé lớn hơn, việc này sẽ dừng lại.
Kiểm tra dòng sữa qua núm ti bình
Tốt hơn hết, mẹ nên chọn núm ti của bình sữa theo kích thước phù hợp với tuổi của bé. Ngoài kích thước ra, mẹ cũng nên để ý thiết kế của lỗ núm ti. Với núm ti bình sữa có thiết kế là hình vết cắt hình chữ thập sẽ giúp bé bú tốt hơn. Nguyên lý hoạt động của thiết kế núm ti như này là sữa chỉ chảy khi có lực mút của bé. Vì vậy, mẹ không sợ sữa chảy ra khi bé không mút hoặc chảy quá nhiều mà bé mút không kịp.
4. Chú ý cách cho trẻ sơ sinh bú bình
Chuẩn bị sẵn một vị trí phù hợp và hoàn toàn thoải mái để không phải dùng nhiều sức trong quá trình cho bé bú. Đặt bé nằm nghiêng, hoặc bế bé thoải mái với phần đầu và gáy dựa vào cánh tay của mẹ. Tránh trường hợp đặt bé nằm ngửa bởi vì bé sẽ khó bú hoặc là dễ bị ọc sữa ra. Cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng chuẩn là khi cho bé bú phải dốc bình lên sao cho sữa lúc nào cũng ngập đầy núm ti, bong bóng không khí không xuất hiện trong bình sữa. Nếu không em bé sẽ mút phải nhiều không khí gây đầy hơi không tốt cho bé.
Chú ý tư thế bú bình của bé
Hãy cho bé ngậm hết phần núm ti. Mẹ cầm phần giữa thân bình sữa, không cầm đáy bình để trọng lượng bình sữa không đổ dồn lên miệng của bé. Đôi khi núm vú có thể bị nghẹt, mẹ nới lỏng vòng cổ bình sữa một chút để không khí lưu thông.
Khi bé bú được nửa bình mẹ hãy cho bé nghỉ một chút. Không nên để bé bú quá nhanh, trung bình 15 phút cho một bình là tốt nhất.
Không nên ép bé ăn quá nhiều mỗi cữ nhất là khi bé đã có dấu hiệu no bụng để tránh tình trạng ọc sữa và gây tâm lý sợ uống sữa cho bé.
Nếu bé không bú hết lượng sữa đã pha thì mẹ có thể bảo quản sữa đó thêm 2, 3 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh. Khi lấy ra để tiếp tục cho bé dùng, mẹ ngâm bình sữa trong nước ấm khoảng 20 phút để làm nóng lại sữa. Không nên dùng nước sôi vì có thể khiến sữa trong bình bị đóng váng. Nhớ lắc đều trước khi cho bé bú.
Mẹ lưu ý không nên hâm sữa bằng lò vi sóng vì sữa sẽ nóng không đều, có thể sản sinh ra những vi khuẩn không tốt cho sức khỏe của bé.
Một lưu ý đặc biệt cho các bà mẹ đó là: Không bao giờ được để con một mình nằm bú với một bình sữa dựng đứng vì nó có thể khiến trẻ bị sặc sữa. Sau khi cho con bú xong, hãy luôn để ý tới các biểu hiện của trẻ.
Xem thêm: Kinh nghiệm chăm sóc trẻ phát triển khỏe mạnh cho mẹ
Mong rằng những chia sẻ trên đây có ích cho các mẹ đang trong quá trình chăm con và cho con bú. Hãy để Le Bébé đồng hành cùng mẹ và bé phát triển khỏe mạnh nhé!