• Hotline: 0886 024 628
  • 7 ngày miễn phí trả hàng
  • Cam Kết Chính Hãng 100%

  • Hỗ trợ phí ship theo giá trị đơn hàng

Hâm sữa nóng như thế nào đúng cách và những lưu ý dành cho các mẹ.

17/03/2020

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chứa đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết dành cho bé. Hiện nay, các mẹ thường đi làm sớm thì việc vắt sữa bảo quản trong tủ đông cho bé ở nhà uống rất phổ biến. Nhưng việc hâm nóng sữa thế nào đúng cách, không gây mất chất dinh dưỡng thì không ai cũng biết. Sau đây, Lebebee sẽ cùng với các mẹ tìm hiểu cách cũng như là những lưu ý về việc hâm sữa cho các bé

Hướng dẫn cách hâm sữa đúng cách.

1. Ngâm vào nước ấm.

Đây là cách quen thuộc, cũng như phổ biến nhất. Sau khi sữa được bỏ ra ngoài tủ đông tan hết những tinh thể nước đá, các mẹ cho sữa ra bình rồi ngâm sữa vào một tô nước ấm. Nhưng lưu ý là đừng dùng nước quá nóng, sẽ dễ khiến gây bỏng cho các bé khi mới uống. Cũng không nên dùng nước quá lạnh, sẽ không làm ấm được sữa.

ham sua dung cach

Các mẹ nhớ lưu ý tránh để nước ngâm bị rò rỉ vào bình sữa của bé, sẽ cần tầm 1 tiếng để sữa về nhiệt độ phòng. Khi sữa đã được rã đông toàn bộ chỉ cần ngầm vài phút nước ấm là có thể cho bé uống.

Trước khi cho bé uống, các mẹ nên lắc đều sữa để đảm bảo sữa được ấm đều cũng như đổ vài giọt ra tay để đảm bảo sữa không quá nóng với trẻ.

2.Dùng máy hâm sữa.

Đây là cách an toàn và hiện đại nhất hiện nay. Với máy hâm sữa, các mẹ chỉ cần đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, đổ nước vào ở mức vạch đánh dấu và chọn mức nhiệt độ hâm phù hợp nhất cho máy.

máy hút sữa

Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm, mẹ có thể trữ trong máy và đợi đến giờ là có thể lấy ra cho bé ăn.

Mỗi máy hâm sữa có thông số kỹ thuật khác nhau. Chính vì thế, các mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi muốn dùng để hâm sữa cho các bé.

Những lưu ý trong việc hâm sữa mẹ.

1.Sau khi hâm, sữa mẹ để được bao lâu?

Sữa được hâm sau khi rã đông để được tầm 1 tiếng, các mẹ nên canh đúng giờ bé ăn để mang sữa ra hâm. Không nên để sữa đã được hâm bên ngoài quá lâu, điều này khiến sữa bị biến chất, không an toàn khi cho bé sử dụng.

Nếu bé không sử dụng hết sữa, các mẹ nên đổ bỏ, tuyệt đối không trữ lại trong tủ lạnh để dùng cho bữa sau hay làm sữa chua. Sữa sau khi rã đông chỉ được hâm 1 lần.

ham sua dung cach

2.Sữa mẹ có nên đun?

Điều này là tuyệt đối không nên áp dụng khi các mẹ muốn hâm nóng sữa. Vì trên 70 độ, sẽ bị biến chất mất đi vitamin cũng như chất dinh dưỡng vốn có của sữa mẹ

.ham sua dung cach

3. Sữa mẹ để trong máy được bao lâu?

Theo các bác sĩ cũng như các chuyên gia khuyên rằng, ở nhiệt độ ấm sữa rất dễ kích thích sự phát triển của vi khuẩn. Vì thế, kể cả ở ngoài hay trong máy hâm sữa thì cũng chỉ nên để sữa sau khi hâm trong khoảng 1 tiếng đồng. Điều này là cần thiết vì sự an toàn cho các bé.

Các mẹ cũng nên cọ rửa bình sữa, núm ti thường xuyên để đảm bảo vi khuẩn không có khả năng phát triển

Xem thêm: Bộ cọ rửa bình sữa, núm ti tại Lebebee

4.Cách nhận biết sữa hỏng.

Dù mẹ đã bảo quản đúng cách nhưng một số trường hợp sơ suất cũng có thể làm sữa mẹ bị hỏng. Nếu sữa có các biểu hiện dưới đây, mẹ cần bỏ ngay và không cho bé sử dụng:

Mùi hôi: Sữa thông thường có mùi đậm, nếu mẹ phát hiện mùi hôi, các mẹ nên đổ bỏ vì chắc chắn là nó có vấn đề.

Váng sữa không tan: Khi mẹ lắc nhẹ bình sữa mà thấy váng tan dần thì chất lượng sữa vẫn tốt. Ngược lại, váng vẫn xuất hiện trên bề mặt thì có nghĩa lúc này sữa mẹ đã bị hỏng.

Vị lạ: Đôi khi mắt thường là không đủ để phát hiện sữa đã hỏng hay chưa. Để an tâm, mẹ có thể nhỏ một vài giọt ra cổ tay và nếm thử. Nếu phát hiện vị lạ, mẹ cũng không cho bé uống bình sữa đó nữa.

Bé không chịu bú: Vị giác của bé hết sức nhạy cảm, mùi vị sữa khác thường có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bé không bú ngay từ ngụm đầu tiên.

 

Qua đây, Lebebee mong mang lại những kiến thức hữu ích cho mẹ. Các bé sẽ luôn có những bình sữa chất lượng, đảm bảo sẽ hấp thu được những tinh chất từ sữa mẹ. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!