• Hotline: 0886 024 628
  • 7 ngày miễn phí trả hàng
  • Cam Kết Chính Hãng 100%

  • Hỗ trợ phí ship theo giá trị đơn hàng

Giải đáp thắc mắc của bố mẹ khi trẻ sơ sinh bị ho

28/03/2022

Ho là một loại bệnh rất phổ biến gặp ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn thì bị ho dường như là dấu hiệu bớt nguy hiểm hơn và cũng dễ điều trị hơn bằng thuốc. Nguyên nhân gây ho ở trẻ em có thể phức tạp hơn, đặc biệt nếu nó liên quan đến một số loại bệnh lý. Nếu trẻ sơ sinh bị ho không kéo dài, hoặc không nghiêm trọng, bố mẹ có thể áp dụng một số cách điều trị đơn giản tại nhà cho bé. 

  1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho có 2 nguyên nhân cơ bản: nguyên nhân đầu tiên là do bé bị dị ứng và bị vi khuẩn tấn công đường hô hấp. Nguyên nhân thứ hai là trẻ bị ho vì liên quan đến một số loại bệnh lý bao gồm viêm thanh quan, viêm amedan, viêm tai giữa hoặc các loại bệnh cảm cúm. 

mHpcOLnAfCq5eql3tm0FuYI1Kamlq3GRCY5IHSq2bxtP11zG2tbFcIEN87DiutPOO6wOBifr6dTQ0lmHOMdSOhC-UOq6sXvtavuW-IbxDEXoZW6wwRKIbBv1Mtq7Xg21aaaLnTCKhBte8WRXLQ

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho không nguy hiểm là triệu chứng cho vi khuẩn tấn công hoặc do thay đổi thời tiết khiến bé bị cảm cúm. Bố mẹ chú ý chăm sóc kỹ hơn cho con tại nhà. Một số trường hợp, trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị ho nghiêm trọng, thì bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ khẩn cấp. Mặc dù ho do cảm cúm là triệu chứng bệnh thông thường, nhưng cũng cho thấy sức đề kháng bệnh của bé đang bị yếu. 

Phân loại một số loại bệnh ho ở trẻ em

  • Ho khan là chứng bệnh ho không nguy hiểm. Là triệu chứng xuất hiện kèm theo các loại bệnh cảm cúm thông thường. Sau khi hết cảm, bé cũng sẽ hết ho.

  • Ho có đờm là hiện tượng khi ho có kèm theo đờm màu vàng. Ho có đờm là dấu hiệu của viêm phế quản hoặc các bệnh khác liên quan đến hệ hô hấp. 

  • Ho gà là khi bé ho nhưng phát ra âm thanh chói tai. Bệnh càng ngày càng trầm trọng, thậm chí còn kèm theo hiện tượng khó thở. 

  1. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị ho đi khám?

Các dấu hiệu kèm theo cơn ho cho thấy bố mẹ cần đưa bé đi khám sớm bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh có hiện tượng bị co giật

  • Thở gấp, thở bất thường

  • Chảy mũi nhiều

  • Bú kém

  • Ngủ li bì

  • Nôn trớ, mệt mỏi

  • Tím tái da

Các dấu hiệu ho mà các triệu chứng nghiêm trọng ở trên cho thấy bé đang bị mắc các chứng bệnh nghiệm trọng liên quan sâu về hô hấp. Bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời để tìm giải pháp chữa trị phù hợp. 

  1. Những điều cần làm và nên tránh khi trẻ sơ sinh bị ho

Khi trẻ bị ho, bố mẹ nên giữ ấm cổ và cơ thể lại cho bé. Cho bé uống nước ấm hoặc ngậm siro. Nước táo cũng giúp bé có thể cải thiện được tình trạng bị ho. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng. Kê gối cao đầu cho trẻ khi ngủ. Nếu trẻ bị sổ mũi khi ho, mẹ có thể dùng bình sục mũi.  Đồng thời cần thưc hiện các việc làm sau:

  • Tránh môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc

  • Không lạm dụng thuốc kháng sinh

  • Tránh để trẻ bị lạnh

  • Khi chưa rõ nguyên nhân, nên để trẻ ở nhà theo dõi, tránh tiếp xúc với các bé khác.

bEa7lR2tUqtZpTZ9RHLeJMmMwor_tPcsgRLxoY23Ebc1O6-W41df9QQLMExinV2GBVtRyHd3NctBVoXX5ZHAgh1L-JpMBVkvLLWw4sn3IVdT-t1eh8yos4rzJbzdt4A24sCPgvENk11RC0DFFA

Những điều cần làm khi trẻ sơ sinh bị ho

  • Tránh uống bạc hà, ăn socola và các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe

  • Không nên tùy tiện cho bé uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Không tắm muộn cho bé. Thời gian tắm phù hợp cho bé từ 5-6h chiều.

Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cho bé

Khi bé bị ho, mẹ cần bổ sung những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp để tăng cường và bổ sung dinh dưỡng cho bé. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất tinh bột, đạm, chất béo để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Bé cần bổ sung nhiều vitamin A, chất sắt, chất kẽm, nên tăng cường ăn trứng, thịt bò, rau xanh. Nếu trẻ bị ho nhiều, khó nuốt, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày cho bé.

Bên cạnh đó, mẹ nên cho chú ý bồi bổ dưỡng chất cho bé, cho bé ăn bổ sung rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng.Sử dụng các loại lá tự nhiên như gừng, chanh để đun nước xông cho bé. Các loại lá này có tính sát khuẩn tự nhiên, giúp bé tiêu diệt vị khuẩn, vi trùng tấn công. Hoặc uống bổ sung các loại vitamin để bé mau khỏi bệnh. Nếu trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể cho bé uống mật ong, còn nếu dưới 1 tuổi thì không nên cho bé uống.

Sau cùng, mẹ hãy tìm hiểu các sản phẩm dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé tại Lebebee nhé. Lebebee có rất nhiều các loại sản phẩm từ dinh dưỡng, đồ chơi, đến thuốc bổ dưỡng cho bé.

>>> Tìm hiểu thông tin về sản phẩm tại website của chúng tôi: Lebebee.com.vn

Chị em nếu có nhu cầu sử dụng, tư vấn về các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 088 602 4628 để nhận tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.

LEBEBEE, HỆ THỐNG CỬA HÀNG MẸ BẦU VÀ EM BÉ

Fanpage: Lebebee.facebook

Cơ sở 1: P803, tầng 8, tòa nhà Việt Thắng, Hoàng Văn Thụ, Xương Giang, Bắc Giang

Cơ sở 2: Udic Riverside, 122 Vĩnh Tuy, Hà Nội