Trẻ sơ sinh từ 4 tháng bắt đầu có hiện tượng mọc răng. Dấu hiệu trẻ mọc răng thường phức tạp và có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ của bé. Điều này cũng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nhưng đây cũng là dấu hiệu phổ biến ở tất cả các bé, nên bố mẹ cũng không nên hoảng hốt. Mà cùng Lebebee tìm hiểu thêm về bí quyết chăm sóc trẻ tại nhà dưới đây.
-
Thời gian nào mẹ bắt đầu cần chú ý khi bé mọc răng?
Thời điểm sớm nhất mà bé bắt đầu mọc răng là từ 4 đến 5 tháng tuổi và trễ nhất là 15 tháng, tuỳ từng bé. Nếu bé nhà bạn có chậm mọc răng hơn bình thường so với các bé khác nhưng vẫn còn trong thời gian này thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu sau 15 tháng, bé vẫn chưa mọc răng, mẹ cần đưa con tới bệnh viện để kiểm tra lý do và nguyên nhân khiến bé bị chậm mọc răng. Các bé sẽ hoàn thiện mọc răng trong vòng 2 năm, trung bình mỗi tháng sẽ bắt đầu mọc thêm một chiếc. Mỗi lần mọc răng, bé sẽ kèm theo nhiều dấu hiệu và triệu chứng liên quan.
Thời gian mẹ nên bắt đầu chú ý khi bé mọc răng
Các dấu hiệu có thể nghiêm trọng nặng nhẹ khác nhau và mẹ chỉ cần theo dõi và chú ý cách chăm sóc con tại nhà là được. Nếu dấu hiệu có chiều hướng khỏi nhanh trong vòng 1 vài ngày thì mẹ có thể yên tâm, còn nếu nghiêm trọng và ảnh hưởng đến việc ăn ngủ của bé dài ngày hơn. Mẹ hãy đưa bé tới cơ sở thăm khám để nhận được sự giúp đỡ kịp thời của các bác sĩ nhé.
-
Dấu hiệu trẻ mọc răng?
Dấu hiệu phổ biến nhất mà có thể khiến các bậc phụ huynh lo lắng là trẻ bị sốt cao khi mọc răng. Bên cạnh đó, trẻ mọc răng cũng sẽ khiến tâm trạng bé trở nên cáu kỉnh và khó chịu, bé có nhiều biểu hiện khác thường như ăn ngủ không ngoan. Bố mẹ lúc này cũng không cần quá lo lắng, mà hãy tập trung để chăm lo cho bé nhiều hơn. Giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu là được nhé.
-
Nước dãi chảy nhiều
-
Bé hay cáu kỉnh
-
Quấy khóc nhiều
-
Hay cắn đồ
-
Nướu bị sưng đỏ
-
Bỏ bú hoặc bỏ ăn
-
Khó ngủ
-
Bé có thể bị tiêu chảy nhẹ
-
Bí quyết chăm sóc trẻ tại nhà
Sử dụng bánh ăn dặm cho bé
Ngoài thị trường hiện nay cũng có rất nhiều sản phẩm bánh ăn dặm cho bé. Chúng có nguyên liệu tự nhiên, an toàn với hệ tiêu hoá của bé. Do trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hoá không hoàn chỉnh như ở người lớn, bé chỉ hấp thu được loại đồ ăn nhất định. Mẹ tuyệt đối cũng không cho bé ăn các loại bánh có chứa đường hoặc muối, vì chúng là loại chất cực kỳ có hại đến hệ tiêu hoá còn non nớt của bé. Bánh ăn dặm cũng có hương vị thơm ngon, không chứa hoá chất độc hại, cũng như gia vị có thể gây hại đến đường ruột và sức khỏe của bé.
Bánh dặm cho bé
Chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách
Bé phát triển răng thực chất là một tín hiệu đáng mừng để báo rằng bé đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Từ ngậm, bú bé sẽ có khả năng nhai nuốt được thức ăn. Bé đang chuyển sang giai đoạn tiêu hoá được thức ăn có nhiều dưỡng chất cũng như khó tiêu hoá hơn. Nhưng đồng thời với đó, những loại đồ ăn này cũng tạo môi trường khiến vi khuẩn phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cho nên, ngay từ thời điểm bé bắt đầu mọc răng, mẹ cũng cần học cách để chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé được tốt nhất nhé.
Cho bé ngậm đồ chơi gặm, hạn chế đồ chơi sắc nhọn, độc hại
Còn một cách đơn giản khác nữa mẹ có thể sắm cho bé những loại đồ chơi gặm được làm bằng chất liệu silicon mềm, không gây ảnh hưởng tới lợi và nướu của bé. Những đồ chơi này còn giúp bé phát triển cơ hàm, giúp bé luyện tập nhai và giảm bớt cảm giác khó chịu vì đau nhức do mọc răng gây ra. Mọc răng cũng khiến bé có phản xạ nhai gặm đồ chơi một cách vô thức, nên mẹ cần cẩn thận với các loại đồ chơi của bé giai đoạn này. Không cho bé cầm những loại đồ chơi quá nhỏ bé sẽ dễ nuốt hoặc những đồ chơi sắc nhọn, chất liệu cứng làm đau thêm nướu lợi của bé khi bé gặm phải.
Chú ý nhiều hơn chế độ thực đơn, giúp bé ăn ngon miệng
Mọc răng sẽ khiến trẻ bị đau ở vùng miệng và do vậy ảnh hưởng đến cảm giác vị giác của bé. Bé sẽ cảm thấy chán ăn, muốn bỏ ăn. Do vậy, để hạn chế điều này, mẹ hãy cố gắng chăm chút chế độ thực đơn, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Nếu bé còn bú thì mẹ cho bé bú nhiều lần hơn nếu bé không ăn được nhiều mỗi lần. Còn nếu bé đang ăn dặm, mẹ cũng chuẩn bị những món ăn hàng ngày bé thích. Khẩu vị ưa thích sẽ giúp bé muốn ăn nhiều hơn.
Dành nhiều thời gian vui chơi, thư giãn cho bé
Bị đau nhức ở răng sẽ khiến tâm trạng của bé khá tiêu cực. Bé sẽ hoặc là cáu kỉnh hoặc là hay khóc nhè, quậy phá. Mẹ hãy nghĩ đến các loại trò chơi giúp đánh lạc hướng sự chú ý, giúp bé cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn chút ít. Điều này cũng sẽ giúp tâm trạng của bé tốt hơn được phần nào.
Cho bé vui chơi, thư giãn để cải thiện tâm trạng
Chú ý chăm sóc bé hạ sốt, chống tiêu chảy tại nhà
Thông thường khi bé mọc răng sẽ kèm theo triệu chứng bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, hoặc có thể là bị tiêu chảy. Nhưng nguyên nhân của các triệu chứng này lại không đáng sợ như mẹ nghĩ, mẹ chỉ cần chăm sóc với các bước đơn giản và theo dõi tình hình sức khoẻ của bé tại nhà. Chú ý đừng để bé bỏ bữa, bỏ ngủ, giúp bé cảm thấy thư giãn, thoải mái, trong vòng một vài ngày, khi cơn đau lắng xuống, bé sẽ trở về trạng thái bình thường như mọi ngày.
Bổ sung vitamin giúp bé nâng cao sức đề kháng và miễn dịch
Nếu bé bị khó ăn quá, mẹ cũng có thể cho bé uống bổ sung thêm vitamin, điều này sẽ giúp bé bổ sung tạm thời năng lượng trong thời gian bé bị đau nhức. Mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc bổ này trong nhà để khi bé ốm có thể bổ sung ngay cho bé. Hoặc mỗi năm, bổ sung cho bé uống một vài lần để đảm bảo chắc chắn rằng bé không bị thiếu dưỡng chất.
>>> Tìm hiểu thông tin về sản phẩm tại website của chúng tôi: Lebebee.com.vn
Chị em nếu có nhu cầu sử dụng, tư vấn về các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 088 602 4628 hoặc qua fanpage: Lebebee.facebook để nhận tư vấn trực tiếp và nhanh nhất. Liên hệ với cơ sở cửa hàng của Lebebee dưới đây.
LEBEBEE, HỆ THỐNG CỬA HÀNG MẸ BẦU VÀ EM BÉ
Cơ sở 1: P803, tầng 8, tòa nhà Việt Thắng, Hoàng Văn Thụ, Xương Giang, Bắc Giang
Cơ sở 2: Udic Riverside, 122 Vĩnh Tuy, Hà Nội