• Hotline: 0886 084 628
  • 7 ngày miễn phí trả hàng
  • Cam Kết Chính Hãng 100%

  • Hỗ trợ phí ship theo giá trị đơn hàng

Bé bị tiêu chảy, lời khuyên của bác sĩ dành cho bố mẹ

07/04/2022

Có một con số thống kê sẽ khiến các bậc phụ huynh phải chú ý nhiều hơn đến vấn đề tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Là trung bình trẻ dưới 2 tuổi ở Việt Nam, bé bị tiêu chảy từ 2 đến 3 lần mỗi năm. Tiêu chảy tuy không phải là loại bệnh nghiêm trọng và có thể chữa khỏi được nhưng nếu bố mẹ không chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ. 

  1. Triệu chứng, nguyên nhân bé bị tiêu chảy thường gặp ở 

Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bé bị tiêu chảy là bé đi phân lỏng và đi liên tục nhiều lần trên ngày (từ 7 lần trở lên). Phân có mùi hôi, cộng với việc bé có thể quấy khóc và bỏ ăn uống. Tiêu chảy cấp để nói đến tình trạng tiêu chảy kéo dài ngắn chỉ trong 1 hoặc 2 ngày. Loại nữa là tiêu chảy kéo dài có thể kéo đến 2-4 tuần. Trẻ em bị tiêu chảy kéo dài phổ biến thường khoảng 1 tuần. 

qPwZOsf2DTdBf4AP5hc9Nv9HOCD-i8sFXl70C2X2M8IGb5AAHbGF3CNIQi7_9zPWv8YTUvRPOdIYWTpbheibAfnb3scfZnfAtRXwM2eCRpPKMSOkP7-Uz7C6uvZx1DfQfY9iv2wEbbGl6g_MgA

Nguyên nhân bé bị tiêu chảy

Xác định nguyên nhân của bệnh cũng rất đa dạng, không hoàn toàn ở thực phẩm và chế độ ăn uống. Theo Tây Y, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bé bị tiêu chảy là do vi khuẩn, vi trùng tấn công vào hệ tiêu hoá của bé. Vi khuẩn từ môi trường có thể đi vào từ đường thực phẩm hoặc nước uống, hoặc từ chính đồ dùng ăn uống trong nhà. Bên cạnh đó, hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện và khả năng hấp thụ dinh dưỡng còn kém nên dễ sinh ra tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy cũng là dấu hiệu phụ kèm theo các bệnh lý như khi trẻ mọc răng. Không phải lúc nào tiêu chảy cũng là tín hiệu xấu vì giai đoạn 2,3 năm đầu là giai đoạn trẻ đang dần hoàn thiện hệ tiêu hoá và đường ruột. 

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng được xem là nguyên nhân cơ bản khiến bé bị rối loạn đường ruột và gây ra tiêu chảy. Đặc biệt là sự thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc thay đổi nguyên liệu thực phẩm đột ngột cũng có thể là nguyên nhân khiến nhiều bé bị gặp rối loạn tiêu hoá. Lạm dụng thuốc kháng sinh cũng có thể là một nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. 

  1. Các phương pháp điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ bằng thuốc hiện nay là phương pháp điều trị phổ biến và có hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần kết hợp với chế độ chăm sóc để hạn chế trẻ bị tiêu chảy nhiều lần trong năm.

Điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ bằng thuốc

Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bạn cần đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp dựa vào kết quả của các xét nghiệm liên quan. Các loại thuốc được dùng để điều trị tiêu chảy bao gồm: Dung dịch bù nước và điện giải Oresol, thuốc phủ niêm mạc ruột Smecta, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc trị đau bụng tiêu chảy và men vi sinh. 

iUZQ-OC2wYEGLPdXyTKRB70wWoKw4cGXDdyIA-OcORAwsOBJqg-KNXYMnspm3rkLg2rriCl6gV-31NG2C814JmpCVWFzNy63WBabYJgpoVl7t_nv843kp4r0ATbz394wuqJiU0zXE_HCWktGwQ

Điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ bằng thuốc

Loại dung dịch bù nước và điện giải có thành phần bao gồm kali, glucose, muối natri là loại thuốc không thể thiếu dùng để điều trị tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em. Liều lượng sử dụng thuốc cho trẻ em sẽ thấp hơn ở người lớn. Bạn nên đưa bé đi thăm khám để sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc thường có dạng bột và khi sử dụng thì được pha với nước.  

Chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy tại nhà

Các giải pháp chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà bao gồm: cho trẻ uống nhiều nước hơn, chú ý cho trẻ ăn đủ bữa và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin cho trẻ. 

Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường

Do đi tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên trẻ sẽ nhanh bị mất nước. Nếu bé không được bổ sung đủ nước sẽ dễ bị suy giảm hấp thu, dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt. Thiếu nước cũng khiến trẻ bị mệt mỏi và ảnh hưởng đến huyết áp. Thiếu nước và dinh dưỡng đột ngột có thể khiến trẻ bị tụt huyết áp và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 

Cho trẻ ăn đủ bữa

Mẹ cần cho bé ăn uống đầy đủ để giúp bé duy trì được hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Nhiều mẹ sẽ lo lắng rằng bé ăn nhiều sẽ khiến tình trạng tiêu chảy diễn ra nghiêm trọng hơn nên có thể nghĩ đến việc hạn chế khẩu phần ăn cho bé. Nhưng việc này có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bé vì làm giảm hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày của bé một cách đột ngột. Mẹ vẫn cần đảm bảo bé ăn đủ bữa và có đủ năng lượng cần thiết.

Bổ sung vitamin và kẽm giúp trẻ mau hồi phục tiêu hoá và khả năng hấp thu

Bên cạnh đó, mẹ cũng chú ý bồi bổ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kẽm để giúp bé nhanh phục hồi và ổn định tiêu hoá cũng như nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng. 

>>> Tìm hiểu thông tin về sản phẩm tại website của chúng tôi: Lebebee.com.vn

Chị em nếu có nhu cầu sử dụng, tư vấn về các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 088 602 4628 hoặc qua fanpage: Lebebee.facebook để nhận tư vấn trực tiếp và nhanh nhất. Liên hệ với cơ sở cửa hàng của Lebebee dưới đây. 

LEBEBEE, HỆ THỐNG CỬA HÀNG MẸ BẦU VÀ EM BÉ

Cơ sở 1: P803, tầng 8, tòa nhà Việt Thắng, Hoàng Văn Thụ, Xương Giang, Bắc Giang

Cơ sở 2: Udic Riverside, 122 Vĩnh Tuy, Hà Nội